Thứ bảy, 20/04/2024 - 09:21|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Mầm non Lương Sơn

Công văn số : 04/KH -MNLS

KẾ HOẠCH Về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm A/H7N9 trong trường mầm non

Thực hiện công văn số: 160/CV-PGDĐT Ngày 28/02/2017 của phòng GDĐT Sông Công về việc về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm A/H7N9 trong trường học;

Trường mầm non Lương Sơn triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh cúm A/H7N9 như sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ huynh và học sinh nhà trường về về sự nguy hiểm của dịch bệnh cúm A/H7N9.

 2. Huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường vận động nhân dân thường xuyên thực hiện hoạt động tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch; vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng, tử vong.

3. Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.

4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn ; cung cấp đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh cho trẻ, cán bộ nhân viên nhà trường.

5. Yêu cầu 100% CB, giáo viên, nhân viên và học sinh phải thực hiện nghiêm túc quy định, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do cơ quan y tế khuyến cáo.

6. Nghiêm cấm cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới vào địa bàn thành phố Sông Công, địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

7. Một số triệu chứng ở người nghi ngờ mắc bệnh cúm A/H7N9 và Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A/H7N9 khuyến cáo của Bộ Y tế

 - Triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A/H7N9:

+ Sốt cao 39 - 40 độ C. 

+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn. 

+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng… 

+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần. 

+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp. 

+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê… 

+ Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

- Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A/H7N9

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm A/H7N9 sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. 

+ Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 

+ Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. 

+ Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.

Nhận được kế hoạch này đề nghị các CB, GV, NV nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- CB, GV, NV (thực hiện);

- Lưu VP.

Y TẾ NHÀ TRƯỜNG

 

 

 

 

Hoàng Thị Nhung

 

Tác giả: Y tế trường MN Lương Sơn
Lượt xem: 410
Nguồn:mnluongson.thainguyen.edu.vn Copy link
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 10
Tháng 04 : 77
Năm 2024 : 889